Quy trình kiểm định cân ô tô với các bước rõ ràng, cụ thể từ A-Z giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn độ chính xác cũng như chất lượng của những chiếc cân điện tử bạn đang dùng.
Kiểm định cân ô tô là một trong những việc bắt buộc cần làm để kiểm tra độ chính xác của cân. Tuy hiểu rõ tầm quan trọng của việc làm này nhưng thực tế là nhiều doanh nghiệp vẫn không biết chính xác cân sẽ được kiểm định như thế nào.
>>Xem ngay đơn vị cung cấp cân ô tô điện tử chuẩn kiểm định nhất Việt Nam
Kiểm định cân ô tô là việc làm cần thiết để đảm bảo độ chính xác của cân
Theo quy định hiện hành, cân ô tô được kiểm định theo 4 bước:
Bước 1: Kiểm tra vỏ ngoài và kỹ thuật
Các nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra hệ thống cân điện tử theo từng mục, bao gồm:
- Kiểm tra chi tiết: độ cứng và độ dịch chuyển của dao, má chắn, gối, kiểm tra đòn cân, trụ đỡ, quang truyền lực, giá đỡ đầu đồng hồ, trụ đỡ đòn chính, kết cấu chân truyền lực, bàn cân.
- Kiểm tra bệ cân, móng cân: độ nứt, độ dốc và độ chống thấm
- Kiểm tra loadcell: cấp chính xác (trung bình là cấp 3), chứng chỉ sản xuất, mức tải trọng lớn nhất.
- Kiểm tra dây dẫn và hộp ghép nối
- Kiểm tra bộ phận chỉ thị: Kiểu đòn chính, kiểu đồng hồ, kiểu hiện số.
- Kiểm tra giao diện của bộ phận chỉ thị với các thiết bị ngoại vi
- Kiểm tra nhác mác: nhãn hiệu/tên nhà sản xuất, cấp chính xác, giá trị độ chia kiểm, tải trọng min-max.
Cân được kiểm tra theo quy trình rất chặt chẽ
Bước 2. Kiểm tra đo lường
- Kiểm tra các giới hạn sai số, độ nhạy, độ động.
- Kiểm tra độ lặp lại có tải hoặc không tải, ỉ của phép cân trên bộ phận chỉ thị, độ chênh lệch giữa các thiết bị hiển thị
Phương pháp kiểm tra có thể là phương pháp bậc thang rút hợn, đầy đủ chuẩn hoặc thay thế chuẩn.
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu cân ô tô đáp ứng được cả 2 bước trên sẽ được dán tem kiểm định hoặc đóng dấu xác nhận, cấp giấy chứng nhận.