slogan
can
RSS | 26/04/2024 4:32:01 SA
Cân điện tử
Đối tác của chúng tôi

Quy trình chuẩn lắp đặt hệ thống cân ô tô điện tử 80 tấn

Tư vấn lắp đặt cân ô tô điện tử 80 tấn Tuệ An theo quy trình chi tiết và theo sát từ đầu đến cuối, đảm bảo cân lắp hoàn hảo hoạt động tốt.

Để lắp được cân ô tô điện tử 80 tấn được chắc chắn, ổn định và bền bỉ với thời gian, chính xác hoản hảo, cân ô tô điện tử Tuệ An sẽ giúp khách hàng lắp đặt theo quy trình chi tiết như sau

Bước 1: Lắp móng cân ô tô điện tử 80 tấn.
Lắp móng cân cũng giống như làm móng cho một ngôi nhà, bạn cần gia cố bằng phương pháp đóng cọc tre hoặc dùng bê tông, sắt thép.

Bước 2: Đổ bê tông lên mặt móng. 

Lưu ý: đối với cân nổi, bề mặt phải có độ soải nhất định để cân có thể thoát nước; đối với cân chìm, cần lắp đặt hệ thống bơm, thoát nước cho cân.

Bước 3: Lắp khung bàn cân ô tô điện tử 80 tấn

Với khung bàn cân ô tô điện tử 80 tấn, khi lắp cân được chia ra thành nhiều modul để thuận tiện cho việc di chuyển, lắp đặt cũng như việc căn chỉnh lại. Khung bàn cân dùng các thanh dầm chữ U (dày 5-10mm). Trên khung bàn cân được khoan các lỗ để đi dây tín hiệu ngầm, vừa cho tính mỹ quan vừa đảm bảo độ bền cho dây tín hiệu. Các khớp nối giữa các module được thiết kế chính xác đảm bảo khi lắp ráp các module lại, mặt bàn cân là mặt phẳng đồng nhất. Tương tự cho mặt sàn bàn cân cũng vậy.

 

Lắp khung bàn cân ô tô điện tử 80 tấn


Để bảo vệ khung bàn cân ta có các chốt định vị, các chốt này đảm bảo độ dao động của bàn cân không vượt quá giới hạn cho phép hay là độ dao động cho phép của loadcell. Tùy thuộc bàn cân ô tô lắp chìm hay nổi mà các chốt định vị (hay còn gọi là các chốt giảm dao động) sẽ có cách thiết kế khác nhau.Khoảng cách giữa khung bàn cân và hố móng tại các góc dao động trong khoảng từ 0,7 – 1cm.Để thuận tiện trong việc căn chỉnh đế cảm biến lực ta nên kê khung bàn cân cách mặt đất một khoảng 30-40 cm trước khi cố định loadcellxuống đế.

Bước 4:  Căn chỉnh đế loadcell
Đế móng cân đã được gắn các bản mã cơ khí và được gắn cố định lên bề mặt của móng cân, đây là nơi ta đặt các chén (đế) loadcell.
Tiến hành đặt chén loadcell đã có bi sao cho vào chính tâm của loadcell đã gắn trên khung bàn cân. Tức là đặt sao cho đế dưới, bi và đế trên của loadcell phải đồng trục. Dể lấy cao độ cho các góc (các điểm đặt loadcell) ta dung kích thủy lực để nâng hạ khung bàn cân. Dùng các bản mã có độ dày khác nhau để đưa các góc về cùng một cao độ. Sau khi đã căn chỉnh chuẩn, tiến hành hạ kick. Lúc này phải chắc chắn rằng các loadcell đã được đặt đúng vị trí.
 
Bước 5: Lắp đặt dây điện và đấu nối
Để bảo đảm tính mỹ quan và tránh để ngoại cảnh tác động làm hư hại ảnh hưởng tới sự dẫn tín hiệu, tiến hành đi dây tín hiệu trong các đường ống (đi ngầm) hoặc treo gọn gàng dọc theo khung bàn cân. Đấu nối các đầu dây tín hiệu vào hộp nối. Lưu ý cần đánh dấu chính xác các đầu dây để thuận tiện trong việc căn chỉnh và thay thế sau này.

Bước 6: Kiểm tra, căn chỉnh tín hiệu load cell
Sau khi đã đấu nối xong các dây tín hiệu vào hộp cộng tín hiệu ta tiến hành kiểm tra tín hiệu điện cho từng loadcell tại hộp nối.
- Kiểm tra tín hiệu điện đầu vào của mỗi loadcell thông qua kiểm tra điện áp 2 dây tín hiệu có màu Đỏ(+) và dây tín hiệu Đen(-), điện áp đath khoảng 5 vôn là chuẩn.
- Kiểm tra tín hiệu đầu ra của mỗi loadcell thông qua kiểm tra 2 dây tín hiệu có màu Xanh lá ( out +) và dây tín hiệu Trắng (out -). Đồng thời lúc này tiến hành đưa tải lên để căn chỉnh tín hiệu điện ở đầu ra cho mỗi loadcell thồng qua việc chỉnh chiết áp trng hộp nối (theo chiều kim đồng hồ là tăng và ngược chiều kim đồng hồ là giảm). Trong khâu này nếu như tín hiệu đầu ra của các loadcell chênh lệch nhau quá lớn ta cần xem lại phần cơ khí, xem lại cao độ tại mỗi điểm loadcell bằng cách kê, kích thêm bản mã vào phần đế loadcell. Khi tín hiệu điện đã ổn định và đồng nhất bằng nhau ta tiến hành thử tải.

Bước 7: Thử tải cho hệ thống cân xe tải
Thử tải tại các khớp nối modul
Do bàn cân được liên kết với nhau bằng nhiều khớp nối (ít nhất là 1 khớp nối hoặc 2 khớp nối) cho nên cần thử tải tại mỗi khớp nối. Cho xe lên mặt bàn cân, chạy nhanh rồi thắng gấp đột ngột tại điểm khớp nối. Quá trình này lặp lại nhiều lần để đảm bảo các khớp nối đã có sự liên kết chặt chẽ và khớp vào nhau.
Thử tải tại các điểm góc, khớ nối
- Tiến hành Calib đầu cân. Trọng lượng tải dùng calib càng sát với tải max thì độ chính xác càng cao. Trường hợp không có tải lớn ta có thể dùng tải nhỏ nhưng đặt gấp khoảng 3 lần tải trong thực tế.
- Dùng tải chuẩn đã biết trước trọng lượng tiến hành di chuyển chậm tới các điểm đặt loadcell, dùng thêm tải nhỏ 2-5 kg trong khi căn chỉnh để giảm bớt sai số
Khi quá trình thử hoàn tất và kết quả sau n lần cân là như nhau là ok.
Bước 8: Lắp màn hình hiển thị phụ
Bước 9: lắp máy tính, máy in
Bước 10: Lắp cọc tiếp địa, hệ thống chống sét lan truyền
Bước 11: Cài đặt phần mềm
Bước 12: Lắp đặt hệ thống tiếp mát cho đầu cân, loadcell, máy tính..


Đọc xong các bạn thấy quy trình lắp cân ô tô điện tử 80 tấn có rắc rối và rườm rà không? Nếu bạn còn đang phân vân trong việc lựa chọn hãng cân, lắp cân nổi hay cân chìm, quy cách lắp như thể nào hãy liên hệ ngay với Kho cân điện tử Tuệ An để được tư vấn lắp đặt cân ô tô điện tử 80 tấn phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé.

Tham khảo các loại cân ô tô điện tử từ 40 tấn – 120 tấn tại đây
http://khocandientu.com/can-dien-tu/can-o-to-dien-tu.html


0983.32.88.22

Tư vấn kỹ thuật - Sửa chữa

Đặt mua thiết bị - Sản phẩm

Khách hàng tiêu biểu

Dưới dây là danh sách 1 số khách hàng tiêu biểu của Tuệ An trong một số năm gần đây
© 2012 Công ty Cổ phần Tuệ An
Share :
Trụ sở: Số 128 - Lô A4, Khu đô thị Đại Kim- Định Cộng, Hoàng Mai, Hà Nội

Tel:  04.37.899.888 - 0983.32.88.22

Nhà máy: Lô V5, Khu Công Nghiệp Khai Sơn, Thuận Thành, Bắc Ninh

Email: Tueanscale@gmail.com

Website: Khocandientu.com  

>> Xem qua sản phẩm Cân điện tử được bán nhiều nhất tại Tuệ An.

Thiết kế web chuẩn Seo bởi Vinalink