Mỗi loại ô tô đều có hệ thống cân bằng xe khác nhau. Hiểu rõ vị trí và vai trò của thanh cân bằng ô tô giúp lái xe vận hành tốt hơn, đồng thời cũng xử lý dễ dàng, linh hoạt hơn khi gặp sự cố.
Thanh cân bằng ô tô chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống an toàn của xe. Tùy từng loại xe và vị trí lắp đặt lại có các loại thanh cân bằng khác nhau. Trong đó, ở Việt Nam phổ biến nhất vẫn là 4 loại sau:
1. Thanh chống dưới khung gầm
Các đoạn đường xấu thường có nhiều ổ gà, ổ voi gây xóc nảy, dễ dẫn đến việc khung gầm ở phần trung tâm bị ép cong do chuyển trọng lượng giữa trước và sau. Thanh chống dưới khung gầm có tác dụng ổn định được quá trình chuyển trọng lượng và giúp xe hạn chế được lực tác động từ bên ngoài, từ đó hạn chế tối đa các thiệt hại.
Trước khi lắp thanh chống dưới khung gầm
2. Thanh cân bằng trước và thanh cân bằng dưới
Ở các khúc cua gấp, xe thường có xu hướng bị lực tác động dồn vào một bên, bên còn lại dễ bị nảy lên gây ra lật xe cực kỳ nguy hiểm. Được dùng để kết nối bộ phận giảm xóc, thanh cân bằng trước có tác dụng phân chia lực tác động bên ngoài vào bánh xe một cách hợp lý, giúp xe tránh được các nguy cơ gây lật và hiện tượng văng bánh sau, giúp xe gắn kết chặt chẽ, đầu xe vững và giảm biến dạng.
3. Thanh cố định
Đầu xe thường phải chịu nhiều lực tác động. Ví dụ như bị nén lại hoặc dãn ra khi tăng tốc hay phanh gấp, bị xóc mạnh hoặc uốn cong khi đi qua các đoạn đường xấu, gồ ghề hoặc các khúc cua gấp... đặc biệt là các tác động theo phương thẳng đứng khi xóc, nảy... Thanh cố định được lắp đặt thêm giúp khung xe phía trước cứng cáp và chịu lực tốt hơn theo duy nhất 1 phương thẳng đứng.
4. Thanh chống lắc trước
Được nối với vị trị ngay dưới 2 giảm sóc, thanh chống lắc cũng có vai trò cân bằng lực tác động ở 2 bên xe tương tự như thanh cân bằng trước, có tác dụng cân bằng lực tác động 2 bên xe, hạn chế khả năng lật xe.
>> Có thể bạn quan tâm:
Cân móc cẩu hoặc
cân bàn điện tử