Trước khi tiến hành kiểm định, cân ô tô sẽ phải trải qua bước
kiểm tra bên ngoài bao gồm: nhãn mác cân, vị trí đóng dấu, tem kiểm định và một
số yếu tố khác…
Cân ô tô là cân không tự động cấp chính xác trung bình theo OIML R76-2006; bao gồm cân ô tô điện tử - chỉ thị số, cân ô tô cơ khí – đồng hồ hoặc cân cơ khí – quả đẩy. Cân được lắp cố định, cân một lần toàn bộ xe.
>>Đọc ngay Quy trình kiểm định cân ô tô điện tử từ A-Z
Theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam, trước khi kiểm định phải kiểm tra bên ngoài cân ô tô theo các yêu cầu sau đây:
1. Nhãn mác cân
Kiểm tra các nội dung chính ghi trên nhãn mác cân: tên hãng (nước) sản xuất, số cân; Max, Min, d, cấp chính xác (tương ứng số lượng phân độ n = Max/e phải nằ trong phạm vi từ 500 đến 10000 độ chia), điện áp sử dụng.
2. Vị trí đóng dấu, dán tem kiểm định
Vị trí đóng dấu hoặc dán tem kiểm định phải dễ thao tác đóng dấu hoặc dán tem và không làm thay đổi các đặc trưng đo lường của cân. Nếu bộ phận mang dấu hoặc dán tem bị tháo dỡ thì dấu hoặc tem kiểm định này sẽ bị phá hủy.
3. Kiểm tra cân ô tô đã đầy đủ bộ phận hay chưa
Các chi tiết và cụm chi tiết của cân phải đầy đủ và được lắp đúng vị trí làm việc:
- Đối với cân cơ khí: Dao, gối, má chắn, đòn cân, bộ phận chỉ thị (đòn chính, đầu đồng hồ), hệ thống giảm dao động ngang và dọc bàn cân, giảm dao động kim chỉ, quả đối trọng, quả đẩy, quả nghiêng, quả mắc sẵn, thước phụ…
- Đối với cân ô tô điện tử: đầu đo, bộ phận chỉ thị, hộp nối, tiếp đất, cáp truyền tín hiệu,...
Sau khi hoàn thành kiểm tra bên ngoài cân ô tô thì sẽ tiến hành khâu kiểm tra kỹ thuật. Tuệ An Scale sẽ tiếp tục cập nhật vào những bài viết sau.
Thông tin trong bài viết này được tham khảo từ Văn bản kỹ thuật của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
>>Đọc thêm: Hướng dẫn hiệu chỉnh trạm cân ô tô trong vòng 4 bước
Theo khocandientu.com